Răng khấp khểnh là một dạng sai lệch răng rất phổ biến mà nhiều người gặp phải. Để khắc phục tình trạng này có nhiều cách, trong đó có dán sứ. Vậy, răng khấp khểnh có dán sứ được không? Hiệu quả như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Dán sứ là gì? Có ưu và nhược điểm gì?
Dán sứ là một phương pháp phục hình răng sử dụng mặt sứ veneer có độ dài khoảng 0,3 đến 0,5mm, có màu sắc như răng thật được gắn trên bề mặt răng. Mục đích của dán sứ là cải thiện thẩm mỹ răng bằng cách cải thiện màu sắc, kích thước hay hình dáng ban đầu của răng.
Dán sứ được xem là một phương pháp thẩm mỹ được khá nhiều người lựa chọn vì sự đơn giản, cho hiệu quả nhanh và được nhiều phòng khám thực hiện. Tuy nhiên, dán sứ vẫn có những ưu, nhược điểm nhất định, đó là:
- Ưu điểm:
– Có tính thẩm mỹ cao: Sau khi thực hiện bạn có thể nhận thấy ngay kết quả là một hàm răng trắng sáng, đều màu và thẳng hàng.
– Không phải mài răng quá nhiều như bọc răng sứ: Khi dán sứ, bác sĩ sẽ chỉ mài đi một phần răng rất nhỏ nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, hiếm gây ê buốt hoặc răng yếu.
– Không ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng: Dán răng sứ thường không gây ra cảm giác khó chịu hay vướng víu do lớp sứ được gắn lên rất mỏng. Do đó, bạn sẽ dễ dàng ăn nhai, thoải mái thưởng thức những món ăn ưa thích.
– Thời gian thực hiện nhanh: Qúa trình dán sứ diễn ra tương đối nhanh chóng chỉ khoảng 2 giờ là bạn đã có thể nhận được hàm răng như ý.
- Nhược điểm
– Chỉ áp dụng cho những trường hợp răng có sai lệch nhẹ: Đối với những sai lệch ở mức độ ở mức độ trung bình đến phức tạp dán sứ không phù hợp.
– Làm tổn thương tổ chức nha chu: Trường hợp này hiếm khi xảy ra, khi dụng cụ không được đảm bảo sạch sẽ, vô trùng sẽ gây viêm nhiễm gây nên các bệnh về nướu và tổn thương nha chu.
– Chi phí cao: Chi phí để dán sứ dao động từ 6 – 10 triệu đồng/ răng, vì vậy khi bạn muốn làm răng dán sứ cần chuẩn bị một chi phí tương đối cao.
– Không phù hợp với người có thói quen nghiến răng khi ngủ: Nghiến răng khi ngủ sẽ tạo ra một áp lực tương đối lớn lên răng cho nên lớp sứ mỏng không thể chống lại lực này một cách thường xuyên, lâu dần sẽ khiến lớp sứ bị bong tuột hay xô lệch.
Răng khấp khểnh có dán sứ được không?
Răng khấp khểnh có thể dán sứ được tuy nhiên chỉ áp dụng với các trường hợp khấp khểnh nhẹ. Để dán sứ được và cho hiệu quả cao, răng của bạn cần đảm bảo một số yêu cầu như:
- Răng khấp khểnh ít, các răng chênh lệch không quá 2mm
- Men răng tốt, không bị xỉn màu quá nghiêm trọng
- Khớp cắn tốt, không gặp tình trạng sai khớp cắn
- Không có thói quen nghiến răng khi ngủ
Nguyên tắc khi dán răng sứ là tác động rất ít đến men răng nhưng đối với trường hợp răng khấp khểnh sẽ có khoảng cách giữa các răng, đường giữa của các răng không theo một trục nhất định nên rất khó để đưa miếng dán sứ khít vào răng được. Do đó những trường hợp răng khấp khểnh nhiều không thể dán sứ được mà cần sử dụng phương pháp khác để khắc phục. Nội dung này sẽ có trong phần tiếp theo của bài viết.
Đâu là cách khắc phục răng khấp khểnh tốt nhất?
Răng khấp khểnh là tình trạng tương đối phổ biến khi các răng nhất là nhóm răng cửa mọc không đều, sai vị trí và lệch hướng, răng mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài chen chúc vào nhau. Răng khấp khểnh không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây sai lệch khớp cắn, khó vệ sinh răng miệng vì răng có nhiều kẽ hở gây sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu. Vì vậy, cần khắc phục răng khấp khểnh càng sớm càng tốt.
Khi đó, niềng răng là phương pháp hữu hiệu nhất để khắc phục hàm răng không đều, đây cũng là biện pháp được các bác sĩ khuyên bệnh nhân của mình sử dụng nhiều nhất. So với dán sứ, niềng răng vượt trội ở các mặt:
- Có thể áp dụng được với hầu hết trường hợp răng khấp khểnh, sai lệch khớp cắn (trừ những vấn đề liên quan đến xương hàm).
- Vẫn có thể khắc phục được các vấn đề về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai.
- Không phải mài răng thật, không hại men răng, bảo vệ răng tối đa.
- Có tác dụng lên toàn hàm, không chỉ răng cửa như dán sứ.
- Chi phí hợp lý với nhiều phương pháp niềng khác nhau: niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ hay niềng răng trong suốt.
Đọc thêm:
Có thể thấy rằng, với từng tình trạng răng sẽ có cách điều trị khác nhau. Do đó, để biết mình phù hợp dán sứ hay niềng răng, bạn cần sự thăm khám và tư vấn bởi bác sĩ có chuyên môn. Để được tư vấn nhiều hơn, vui lòng liên hệ đến Nha khoa Thúy Đức theo thông tin dưới đây:
TRUNG TÂM CHỈNH NHA THUÝ ĐỨC – BÁC SĨ ĐỨC AAO
🏥 Địa chỉ: Số 64 Phố Vọng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội.
☎ Liên hệ: 093.186.3366 – 096.3614.566
🔹Website: https://nhakhoathuyduc.com.vn/
Please Enter Your Facebook App ID. Required for FB Comments. Click here for FB Comments Settings page